Content là gì? Để tạo ra 1 bài content cần những bước nào? Chúng ta cùng tìm hiểu quy trình của content marketing như thế nào nhé
Mục lục
Content là gì?
Content là nội dung mang thông tin có giá trị và hữu ích đối với độc giả, content hấp dẫn và thu hút hơn khi nó được trình bày theo ngữ cảnh và có yếu tố cảm xúc khiến người đọc tham gia tương tác. Trong digital marketing thì content là phương tiện hữu hiệu để tạo dựng niềm tin và thẩm quyền giúp đạt được mục tiêu kinh doanh.

Content là thông tin và trải nghiệm hướng đến người dùng hoặc độc giả được thể hiện thông qua một số phương tiên như: lời nói,văn bản, video hoặc bất kỳ cách thức nào khác

Quy trình của content marketing
Bước 1: Lên kế hoạch Content Marketing
Trước khi lên nội dung chi tiết cho các bài blog, cũng như nội dung trên kênh social media, bạn cần xem xét về kế hoạch Content Marketing dựa trên 3 câu hỏi sau đây:
- Tại sao tôi cần phải lên nội dung này?
- Nội dung này viết dành cho ai?
- Nội dung này mang lại giá trị gì cho độc giả?
Số lượng chủ đề cho bản kế hoạch content marketing dựa trên tần suất lên nội dung cũng như sự thay đổi của thị trường mục tiêu mà bạn muốn nhắm đến. Chẳng hạn, trong lĩnh vực công nghệ, bạn nên làm chiến lược content marketing cho giai đoạn tối đa là 3 tháng.

Bước 2: Quy trình của content marketing – Đánh giá hiệu quả SEO
Kế hoạch content marketing của bạn cần phải trải qua bước đánh giá hiệu quả SEO. Trong bước này, chuyên gia SEO sẽ đưa ra cho bạn một số thông tin có liên quan như:
- Danh sách từ khóa cho từng bài viết
- Số lượt tìm kiếm cho từng từ khóa
- Lượng đối thủ trên trang kết quả tìm kiếm
- Khả năng xây dựng backlink (hay số lượng backlink tối đa mà bộ phận content marketing có thể tạo ra)
Dựa trên bản đánh giá SEO này, chuyên gia SEO sẽ đưa ra gợi ý về các nội dung cần ưu tiên triển khai sớm. Đó chính là các nội dung có khả năng mang về lượng traffic đáng kể cho bạn.
Bước 3: Quy trình của content marketing – Nghiên cứu chủ đề
Sau khi đã có bản kế hoạch content marketing trong tay, bạn đã có thể sẵn sàng đi vào triển khai sản xuất nội dung. Hãy đưa ra bản yêu cầu nội dung cho người viết bài để họ bắt tay vào lên nội dung.
Để có thể lên nội dung, người viết bài cần xem qua các nội dung sẵn có trên website, các nguồn tham khảo bên ngoài, cũng như làm việc với các bên có liên quan để thu thập dữ liệu, trích dẫn, và các thủ tục cần thiết.
Bước 4: Triển khai chi tiết
Sau khi đã có bản dàn ý cũng như những thông tin cần thiết, người viết sẽ tiến hành sản xuất nội dung theo đúng những yêu cầu mà họ nhận được. Người viết cần đảm bảo truyền tải được thông điệp của nội dung một cách hấp dẫn tới đối tượng mục tiêu, và mang lại những giá trị cho doanh nghiệp. Nội dung cần phải có sự thống nhất về văn phong và cách trình bày so với các nội dung đã xuất bản trước đây.
Bước 5: Quy trình của content marketing – Rà soát lại
Để đảm bảo chất lượng trong bước này, người rà soát có thể tham khảo một số câu hỏi sau đây:
- Nội dung đó đã đáp ứng kỳ vọng của độc giả hay chưa?
- Nội dung đó có góp phần giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh như mong muốn hay không?
- Nội dung đó có phải là duy nhất, cập nhật, và liên quan hay không?
- Các thông tin trong bài có chính xác không, có bị sai lệch gì về thông điệp không, và có tuân thủ theo đúng chiến lược content marketing đã đề ra hay không?
- Nội dung dó có theo đúng chuẩn mực về content marketing cũng như văn phong hay không?
- Đó có phải là nội dung được sao chép từ một bên nào khác không?
Sau cùng, người rà soát cần để lại phần nhận xét của mình trên bản nháp.
Bước 6: Quy trình của content marketing – Chỉnh sửa bài viết
Người phụ trách bài viết xem lại các nhận xét từ người rà soát, và tiến hành chỉnh sửa bài viết (nếu cần). Nếu có thông tin nào chưa rõ hay sai lệch, họ cần trao đổi lại với người rà soát để làm rõ ý của nhau, thay vì mắc kẹt mà không đưa ra một phương án nào cụ thể.
Bước 7: Duyệt lần cuối
Nội dung đã sửa được gửi lên biên tập viên (hoặc CMO) một lần nữa để duyệt lần cuối.
Bước 8: Chỉnh sửa câu chữ (tùy chọn)
Bước này cần thiết nếu người triển khai nội dung không phải là người bản ngữ. Người phụ trách bước này sẽ rà soát các lỗi về ngôn ngữ (nếu có). Sau cùng, nội dung sẽ được đưa lên hệ thống quản lý nội dung (CMS).
Bước 9: Đăng nội dung lên CMS
Người viết bài đưa nội dung đã duyệt lên hệ thống CMS. Nội dung này bao gồm chữ, các đường dẫn, hình ảnh, các thẻ meta,… Sau đó, Biên tập viên sẽ rà soát lần cuối xem nội dung đó đã tuân thủ tất cả quy trình về nội dung hay chưa.
Bước 10: Xuất bản nội dung
Biên tập viên rà soát lần cuối các lỗi (nếu có) và đăng nội dung
Bước 11: Phát tán nội dung
Nếu không có vị trí xây dựng backlink hay quản trị truyền thông trong bộ phận, chính người phụ trách bài viết sẽ chịu trách nhiệm phát tán, chia sẻ nội dung mà mình đã thực hiện. Các kênh phát tán sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực nội dung cụ thể. Chẳng hạn, nếu nội dung về công nghệ, hãy chia sẻ nó đến các trang cộng đồng về công nghệ.

Xem thêm: Nhân viên content marketing là gì? Công việc content marketing cụ thể như thế nào?
5 bước cải thiện quy trình tạo Content
Brainstorm về các chủ đề và các loại Content
Bạn cần xác định các chủ đề liên quan tới lĩnh vực của mình phân tích và nghiên cứu chia nhỏ các subtopic cho mỗi chủ đề và tổ chức Content theo mô hình Topic Cluster để đạt hiệu quả tối đa.
Chạy một kiểm toán Content
Mục đích của Content Audit là tìm ra được những Content có hiệu suất tốt và tìm ra các cơ hội Content có tiềm năng sẽ cần tạo thêm. Xêm thêm: Hướng dẫn thực hiện Content Audit
Vạch ra một Kế hoạch Content
Hoàn thiện lịch biên tập sản xuất Content bao gồm không chỉ khi xuất bản một Content mà còn thể hiện Content theo nhiều hình thức khác(Syndication) như: Text, Inforgaraphic, Video và xác định các kênh, cộng đồng liên quan để tiếp cận độc giả (Promotion)
Tìm các writer chất lượng
Cần tìm ra những write cho kiến thức nền, chuyên môn tốt về lĩnh vực và chủ đề sẽ viết để tạo được thẩm quyền và sự tin cậy tới độc giả.
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: seothetop.com, marketingai.admicro.vn,…)
Bình luận về chủ đề post